Wednesday, June 24, 2015

Lợi ích của mua bảo hiểm

Bảo hiểm tác động và ảnh hưởng cực kì sâu sắc đến đời sống kinh tế, xã hội. Việc mua bảo hiểm có rất nhiều lợi ích về mặt kinh tế, chính trị, xã hội.


Bảo hiểm bù đắp tổn thất, khắc phục thiệt hại
Bù đắp các tổn thất và khắc phục hậu quả thiệt hại từ rủi ro là tác dụng chủ yếu của bảo hiểm, nguyên nhân để bảo hiểm ra đời. Nói đến bảo hiểm là nói đến vai trò của các doanh nghiệp bảo hiểm đã cung cấp các loại dịch vụ bảo hiểm nhằm khôi phục khả năng vật chất, tài chính như lúc ban đầu cho bên mua bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra. Bảo hiểm giúp hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thấp có thể xảy ra, nhờ đó giảm thiểu những tác động xấu ảnh hưởng đến nền kinh tế và cộng đồng.

Sử dụng hiệu quả những khoản tiền nhàn rỗi
Trong cuộc sống, mỗi cá nhân phải luôn tính đến những rủi ro có thể gặp phải và muốn chủ động trong tình huống xấu như ốn đau, bệnh tật, tai nạn …nên cần dành ra một khoản dự phòng khi cần sử dụng. Đây là các khoản tiền nhàn rỗi nếu xét trên toàn xã hội sẽ là khoản tiền không nhỏ sinh lợi lớn nếu được sử dụng đầu tư. Tham gia Bảo hiểm thay vi lập quỹ dự phòng như thế sẽ giúp các cá nhân, gia đình khắc phục khó khăn về tài chính, không rơi vào tình trạng kiệt quệ về vật chất và tinh thần trước những biến cố bất thường có thể xảy ra với khoản tiền tiết kiệm mỗi năm thấp hơn rất nhiều.

Tạo nên các quỹ tiền tệ lớn để đầu tư vào lĩnh vực khác đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế
Do đặc điểm trong kinh doanh bảo hiểm là phí bảo hiểm thu trước, việc bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm thường sẽ phát sinh một thời gian sau đó, nên các khoản tiền này phần lớn có thời gian tạm thời nhàn rỗi. Thông qua hoạt động bảo hiểm mà một lượng vốn lớn (phí bảo hiểm) phân tán, rải rác các nơi được tập trung về một nơi hình thành những quỹ tiền tệ lớn. Vì thế, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể sử dụng số vốn này để đầu tư, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Giúp tăng thu ngân sách nhà nước
Nhờ các hoạt động dịch vụ bảo hiểm mà ngân sách nhà nước sẽ đỡ phải chi trả các khoản trợ cấp lớn để bù đắp những tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ hàng năm. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cũng đóng góp vào ngân sách nhà nước các khoản như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. … Như vậy, bảo hiểm góp phần ổn định ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để ngân sách nhà nước có thêm các khoản đầu tư vào phát triển kinh tế . Ngoài ra, một thị trường bảo hiểm phát triển mạnh mẽ và ổn định sẽ thu hút các cá nhân và tổ chức mua bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, góp phần tiết kiệm một khoản ngoại tệ lớn cho ngân sách nhà nước.
Góp phần ổn định tài chính và đảm bảo cho các khoản đầu tư
Trong kinh doanh, các tổ chức phải bỏ ra một khoản tiền lớn lập quỹ dự phòng khi bỏ vốn đầu tư. Các nhà đầu tư đều lo ngại các rủi ro do thiên tai, tai nạn có thể xảy ra làm họ thua lỗ, thậm chí mất hết cả vốn. Xét trên toàn xã hội, tổng các quỹ dự phòng sẽ là một khoản tiền không nhỏ, có nhả năng sinh lợi rất lớn nếu được đem đi đầu tư. Bảo hiểm giúp nhà đầu tư yên tâm hơn khi quyết định bỏ vốn ra. Thực tế hầu hết các dự án đầu tư đều đòi hỏi phải có bảo hiểm, nhất là các dự án lớn. Việc bồi thường, chi trả bảo hiểm đã giúp các tổ chức bảo toàn tài sản, tiền vốn của mình trước các rủi ro. Vì vậy, bảo hiểm có vai trò đảm bảo và khuyến khích đầu tư.
Tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế
Sự phát triển đa dạng về các sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm hỏa hoạn, tai nạn, xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm nông ngiệp, bảo hiểm hàng hải…. có vai trò rất quan trọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Hoạt động bảo hiểm còn hỗ trợ các hoạt động kinh doanh, thúc đẩy các hoạt động thương mại quốc tế. Nhiều hàng hóa dịch vụ có thể tiêu thụ thuận lợi trên thị trường khi có kèm theo các hợp đồng bảo hiểm những trách nhiệm phát sinh liên quan đến việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Trong quá trình tự do hóa thương mại và dịch vụ tài chính, bảo hiểm có vai trò quan trọng trong việc đàm phán và thực hiện các cam kết hội nhập theo lộ trình trong các phương án đàm phán song phương và đa phương như Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa kỳ, đàm phán thương mai Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU), gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO). Nhờ đó góp phần tăng qui mô trao đổi hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam ra nước ngoài, góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
Baohiemso - Luôn song hành cùng bạn

No comments:

Post a Comment